Sau cái Tết năm 2000, tổ ấm nhỏ đầy đủ 3 người bỗng trở nên lặng lẽ và khốn khó bởi thiếu đi bóng dáng người đàn ông. Chồng cô mất vì căn bênh ung thư, để lại cô và con gái với hai bàn tay trắng.
Noel người dân đổ xô ra phố đi bộ Hồ Gươm để tận hưởng không khí Giáng sinh. Có mặt tại đây vào thời điểm này, người ta có thể cảm nhận được không khí Giáng sinh rộn ràng, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Các tuyến đường, trung tâm thương mại, quán cà phê… quanh khu phố đi bộ đều được trang hoàng lộng lẫy với ánh đèn lung linh sắc màu, tạo không khí vui tươi, ấm áp mừng Giáng sinh. Trái ngược với cảnh huyên náo ấy, giưa dòng người tấp nập trên phố, tôi bắt gặp cô Yến, công nhân vệ sinh môi trường Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO).
Cô Lê Thị Yến năm nay đã 55 tuổi, cô làm công nhân vệ sinh môi trường từ năm 19 tuổi.
Cô Yến chia sẻ: “Cô làm công việc này được 35 năm 8 tháng rồi, và cũng là hơn 35 năm cô đón giao thừa ngoài đường không được bên cạnh những người thân. Những ngày lễ như thế này nhìn người người, nhà nhà dìu dắt nhau đi tận hưởng không khí vui vẻ bên nhau bản thân cô cũng thấy tủi thân lắm”. Nụ cười gượng gạo và ánh mắt buồn hiu hắt như chất chứa cả một chuyện đời dài và buồn, luôn đè nặng trĩu lên đôi vai gầy nhưng nhiều nghị lực của cô. Với nhiều người, những ngày lễ, ngày Tết là ngày đoàn viên, sum vầy. Nhưng với cô Yến, giây phút này luôn gợi lại những nỗi buồn và chuỗi ngày khó khăn.
Trong khi mọi người đang đi chơi Noel thì những người như cô Yến vẫn phải "bán lưng cho trời, bán mặt cho rác".
Cô kể, sau cái Tết năm 2000, tổ ấm nhỏ đầy đủ 3 người bỗng trở nên lặng lẽ và khốn khó bởi thiếu đi bóng dáng người đàn ông. Chồng cô mất vì căn bênh ung thư, để lại cô và con gái với hai bàn tay trắng. Cú sốc ấy tưởng chừng làm người phụ nữ chưa một lần làm trụ cột kinh tế gục ngã. Nhưng không! Cô vẫn gượng dậy để nuôi nấng cô con gái của mình trưởng thành bằng sự quật cường của bản thân. Cô vẫn theo nghề công nhân vệ sinh môi trường và nuôi con bằng chính những đồng lương ít ỏi ấy. Vẫn làm việc đầy trách nhiệm, dù có ốm đau, bệnh tật nhưng vẫn chưa một ngày nghỉ phép.
“Con gái cô lấy chồng và chuyển ra ở riêng rồi. Nhà giờ còn có mình cô, thôi thì ngày lễ đi làm cũng được, có phải tăng ca cũng được, chứ về nhà rồi cũng vẫn một mình”, cô Yến tâm sự. “Cô sợ ngày lễ, không phải vì sợ tăng ca không được về nhà sớm mà sợ cái cảm giác trống trải khi ngoài kia gia đình họ đang vui vẻ, sum vầy bên mâm cơm, còn nhà mình thì.....”, cô Yến nghẹn ngào nói.
Sau cái Tết năm 2000, tổ ấm nhỏ đầy đủ 3 người bỗng trở nên lặng lẽ và khốn khó bởi thiếu đi bóng dáng người đàn ông. Chồng cô mất vì căn bênh ung thư, để lại cô và con gái với hai bàn tay trắng, cô Yến tâm sự
Cô gạt câu chuyện gia đình sang bên một bên để ngăn dòng nước mắt. Tôi cũng không giám hỏi gì thêm. Nhìn ánh mắt của cô tôi biết trong sâu thẳm đáy lòng cô đang cảm thấy rất cô đơn, nỗi cô đơn đang bủa vây người phụ nữ 55 tuổi này. Cái tuổi mà đáng nhẽ ra giờ này được nghỉ ngơi, quây quần bên những đứa cháu. Cô Yến chia sẻ: “Cô sắp được nghỉ hưu rồi, nhưng chắc cô sẽ xin đi làm tiếp. Giờ mà nghỉ hưu ở nhà ngồi không thì cũng ngứa ngáy chân tay cứ thấy thiếu thiếu. Vì cô còn có sức khoẻ, cô vẫn muốn tiếp tục cống hiến cho nghề”
Chương trình Giải thưởng “Cây Chổi Vàng” do Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức, Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam thực hiện thật tự hào và vinh dự được tôn vinh người công nhân vệ sinh môi trường như cô Lê Thị Yến.
TRANG TRIỆU (Theo moitruongvadothi.vn)